Saturday, August 26, 2017

Bệnh giang mai lây truyền qua con đường nào?


Bệnh giang mai là bệnh xã hội có lịch sử lâu đời (từ 400 năm trước). Bệnh giang mai càng ngày càng phổ biến mỗi năm số bệnh nhân bị nhiễm bệnh giang mai càng tăng. Cùng các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm con đường lây truyền bệnh giang mai và triệu chứng của nó qua các giai đoạn.

Con đường bệnh giang mai

Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh

Giống như các bệnh xã hội khác, con đường lây truyền bệnh giang mai nhanh nhất và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Dù quan hệ tình dục bằng con đường âm đạo, miệng hay hậu môn mà không có biện pháp bảo vệ đều có thể bị nhiễm bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai mà vẫn mang thai hay trong quá trình mang thai mà bị lây nhiễm bệnh giang mai thì có khả năng cao sẽ lây truyền sang thai nhi qua nước ối khiến đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh hay qua đường sinh nở truyền thống thai nhi cũng có thể nhiễm khuẩn trong quá trình trào đời.

Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh

Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Vì vậy nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua vết thương hở có chứa dịch hay máu của người bệnh cũng có thể lây nhiễm bệnh.



Lây qua đường máu

Nếu truyền máu của người bị bệnh giang mai bạn cũng sẽ bị nhiễm bệnh bổi xoắn khuẩn giang mai luôn trú ngụ trong máu người bệnh.

Ngoài ra, ôm hôn hay tiếp xúc thân mật với người bệnh hay dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn tắm...cũng có thể lây bệnh dù tỷ lệ này khá hiếm hoi.


Các triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Triệu chứng bệnh giai đoạn 1

·        Ở nam giới:

Săng giang mai thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục như quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn (thường gặp ở người có quan hệ tình dục đồng tính), bao quy đầu, bên trong khoang miệng, lưỡi, xung quanh môi..

·        Ở nữ giới:

Bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo hơn. Săng giang mai ở nữ giới có thể xuất hiện ở nơi đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai, hoặc các bộ phận như cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi…



Triệu chứng bệnh giai đoạn 2

Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bệnh giang mai đi vào giai đoạn 2 với các biểu hiện như sau:

Cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi, tập trung nhiều nhất là vùng lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân... Nốt ban không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy.

Người bệnh cũng có thể có hiện tượng nổi mảng sần, vết phỏng, viêm loét trên bề mặt da. Các nốt này mang theo dịch và nước, rất dễ bị vỡ ra do cọ xát. Các biểu hiện này ít gặp hơn là hiện tượng nổi ban ở trên.

Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, họng đau, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, sụt cân, kém ăn. Ngoài người bệnh có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, rụng tóc, viêm giác mặc…

Bệnh giang mai giai đoạn 2 kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tuần sau đó các triệu chứng tiếp tục biến mất mà không cần điều trị.

Triệu chứng bệnh giai đoạn tiềm ẩn

Gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì trong thời kì này bệnh không có triệu chứng nào đặc trưng, các diễn biến tương đối âm thầm nên người bệnh không nghi ngờ mình đang mang bệnh. Khi này khuẩn giang mai đã đi vào máu của người bệnh nên muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không, người bệnh cần phải đi làm xét nghiệm huyết thanh.

Thời kỳ đầu của giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh vẫn có thể lây truyền cho người khác nếu không có biện pháp phòng ngừa. Nếu không được điều trị bệnh giang mai sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối, cực kì nguy hiểm.



Triệu chứng bệnh giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh, xảy ra sau từ 3 đến 15 năm kế từ ngày đầu nhiễm khuẩn giang mai, thậm chí có những trường hợp đến tận vài chục năm bệnh mới diễn biến đến giai đoạn cuối.

Giang mai giai đoạn cuối cực kì nguy hiểm do không thể chữa khỏi triệt để, người bệnh có thể bị rơi vào các trường hợp như đột quỵ, động kinh, liệt người, hoại tử, phình động mạch chủ, mù lòa, điếc, thần kinh…thậm chí có thể khiến người bệnh bị tử vong.

Ở thời kì này khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các tổ chức khu trú của cơ thể người, gây ra 3 loại giang mai chính là:

Giang mai thần kinh: Khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây ra những tổn thương ở thần kinh cho cơ thể người.

Giang mai tim mạch: Xảy ra muộn sau từ 10 đến 30 năm, biến chứng hay gặp nhất là phình động mạch. giang mai tim mạch là căn bệnh nguy hiểm nhất.

Củ giang mai: Xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi..

Bệnh giang mai giai đoạn cuối không còn khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com
website: phongkhamhungthinh.com


Friday, August 11, 2017

Những điều cần biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ

Sa trực tràng là bệnh lý hậu môn – trực tràng mà biểu hiện của nó là có khối sa ra khỏi ống hậu môn. Bệnh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy các mẹ cần biết gì về bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây.

Các dạng sa trực tràng thường gặp ở trẻ

Sa trực tràng là bệnh phổ biến ở phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp chủ yếu ở trẻ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi. Với 3 dạng phổ biến như sau:

Sa lớp niêm mạc: Biểu hiện là các lớp niêm mạc (màng nhầy) của trưc tràng bị tổn thương và trồi ra ngoài hậu môn. Dạng này thường phố biến ở trẻ dưới 2 tuổi.

Lồng ruột (sa nội bộ): Là một phần của thành ruột hoặc trực tràng trượt sang phần khác, tạo thành một phần gấp khúc gây cản trở việc di chuyển thức ăn và phân, dẫn đến tắc nghẽn ruột. Lồng ruột chủ yếu gặp ở trẻ em.

Sa toàn bộ: Ở dạng này trực tràng sẽ lòi ra khỏi hậu môn khi người bệnh đại tiện. Bệnh chuyển biến nặng, trực tràng có thể lòi ra ngoài ngay cả khi người bệnh đứng hoặc đi bộ bình thường.





Nguyên nhân sa trực tràng là gì?

Mỗi dạng sa trực tràng khác nhau lại có những nguyên nhân đi kèm khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sa trực trạng có những nguyên nhân phổ biển sau:                  

Trẻ bị xơ nang:

Xơ nang là bệnh liên quan đến hệ bài tiết của trẻ, bệnh thường di truyền từ cha mẹ sang con. Xơ nang ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng của bé, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu trẻ bị sa trực tràng không rõ nguyên nhân thì có thể trẻ đang bị xơ nang.

Trẻ phẫu thuật hậu môn:

Với những trẻ phải tiến hành phẫu thuật hậu môn cũng dễ bị sa trực tràng. Nguyên nhân là sẹo sau phẫu thuật hậu môn gây cản trở cho việc co bóp của trực tràng, dẫn đến ruột bị chèn ép, co giúm lại.


Trẻ bị táo bón lâu ngày:

Với những trẻ bị táo bón lâu ngày, ruột bị ứ đọng phân, gây mất nước khiến cho việc đi đại tiện gặp khó khăn. Mỗi lần đi đại tiện trẻ phải dùng sức để rặn, thường xuyên phải rặn khi đi đại tiện sẽ tạo sức ép lên ruột già, khiến trực tràng có thể bị trượt khỏi vị trị, không bám được vào thành bụng sau nên bị lòi ra khỏi hậu môn.

Trẻ bị tiêu chảy và kiết lị kéo dài:

Tiêu chảy khiến trẻ phải đi vệ sinh nhiều lần, điều này cũng gây ảnh hưởng đến chức năng của trực tràng. Thông thường sa trực tràng thường xuất hiện sau khi bé điều trị bệnh tiêu chảy và kiết lị.

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, suy dinh dưỡng, bị di tật hoặc gặp các vấn đề khác về thể chất cũng dễ bị sa trực tràng.



Mẹ phải làm gì để phòng tránh sa trực tràng cho bé?

Theo các bác sĩ, sa trực tràng là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, việc phòng tránh bệnh cho bé là điều mà các bậc phu huynh nên làm. Để phòng tránh sa trực tràng cho bé mẹ cần thực hiện những điều sau:

Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn của bé:

Thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Nếu táo bón kéo dài sẽ dẫn đến sa trực tràng. Vì thế, mẹ cần tăng lượng chất xơ cho bữa ăn của bé mỗi ngày. Những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bé có thể kể đến như: các loại rau lá màu xanh đậm ( bông cải xanh, rau cải bó xôi,…); chuối tiêu, lê, ngũ cốc, ….

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý:

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cơ thể thiếu sức đề kháng. Vì thế, trong khẩu phần ăn của bé mỗi ngày mẹ phải cân bằng được lượng đạm, đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.

Cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa theo định kỳ:

Việc thường xuyên cho trẻ đi khám bác sĩ theo định kỳ sẽ giúp tầm soát sớm các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ nhờ đó có thể phát hiện sớm sa trực tràng.

Để giúp bé phòng tránh rối loạn tiêu hóa mẹ có thể bổ sinh thêm men tiêu hóa giúp tăng lợi khuẩn đường ruột cho bé, giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com
website: phongkhamhungthinh.com

Monday, July 17, 2017

Dị vật ở hậu môn bệnh lý không thể xem thường

Dị vật ở hậu môn là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bất thường ở vùng hậu môn, khiến cho người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu như có vật thể lạ chèn ép ở hậu môn. Có rất nhiều nguyên dẫn đến đến dị vật ở hậu môn, bao gồm: nuốt phải dị vật, khi thải ra bị tắc ở hậu môn; bệnh trĩ; đau hậu môn; apxe hậu môn ; viêm hậu môn; viêm ống trực tràng; sa hậu môn; nứt kẽ hậu môn; u nhú phì đại; sa niêm mạc trực tràng. Vậy dị vật ở hậu môn có nguy hiểm không, các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp thắc mắc này.

Ảnh hưởng của dị vật ở hậu môn

Bệnh dị vật ở hậu môn có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Bệnh này cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ nguy hại tới sức khỏe và đời sống của bệnh nhân.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Dị vật ở hậu môn có những ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Nếu bệnh này không được điểu trị ngay có thể gây ra tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn. Đặc biệt, nó còn có thể gây ra biến chứng thành các bệnh hậu môn trực tràng khác như: rò hậu môn, polyp hậu môn và áp xe quanh hậu môn.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Bệnh nhân mắc dị vật ở hậu môn thường có những cảm giác lo lắng, bất an. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị vật ở hậu môn có biểu hiện mệt mỏi, thay đổi tâm tính do chứng đại tiện ra máu, mất máu nhiều. Thông thường, bệnh nhân có tâm lý căng thẳng, rối loạn tâm lý, thậm chí một số người có sẵn tâm lý bi quan còn nảy sinh tâm lý lo lắng về nguy cơ ung thư.



Ảnh hưởng đến công việc

Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc dị vật ở hậu môn do mắc bệnh trĩ, sa hậu môn có ảnh hưởng rất lớn tới công việc hằng ngày, vì búi trĩ có thể sa ra ngoài gây khó chịu khi lao động nặng một chút hoặc khi đồ lót, cơ thể cọ sát vào dị vật cũng khiến cho người bệnh đau đớn vô cùng, gây nên tình trạng mất vệ sinh, dễ viêm nhiễm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cân bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cũng như giảm chất lượng công việc hằng ngày.



Điều trị dị vật ở hậu môn

Đầu tiên, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân dị vật ở hậu môn. Sau đó bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị dị vật ở hậu môn sao cho hiệu quả nhất. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng hoặc lạm dụng thuốc, vì chúng có thể sẽ khiến cho bệnh của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị dị vật ở hậu môn. Việc bạn cần làm là tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo độ an toàn, điều trị bệnh tận gốc và tiến độ phụ hồi của cơ thể.

Trong quá trình điều trị dị ật ở hậu môn, để cho hiệu quả điều trị tốt bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, uống nhiều nước để ngăn ngừa và điều trị táo bón, tránh các đồ cay nóng và các chất kích thích.



Không nên nhịn đi đại tiện, không ngồi hoặc đứng quá lâu, không ngồi đại tiện quá lâu đê giảm áp lực cho hậu môn, trực tràng.

Dị vật ở hậu môn có ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân, thậm chí nó có thể gây tử vong nếu diễn tiến bệnh nặng mà không được điều trị.

Vì vậy, khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế có uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa Bệnh hậu môn tiến hành khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị dứt điểm, kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh dị vật ở hậu môn, giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề dị vật ở hậu môn có nguy hiểm không. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có liên quan hoặc muốn đặt lịch khám thì hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo số điện thoại 0961021115-0961021116 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và đặt lịch khám. Hoặc trực tiếp tới địa chỉ phòng khám tại số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để khám và điều trị bệnh.


Thursday, July 13, 2017

Sa trực tràng có nguy hiểm không

Sa trực tràng là bệnh hậu môn trực tràng khá phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy ngày nay, số lượng bệnh nhân bị sa trực tràng ngày càng tăng. Bệnh nhân thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ, tuy nhiên bệnh sa trực tràng nguy hiểm hơn bệnh trĩ rất nhiều lần. Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chỉ ra những nguy hiểm của bệnh sa trực tràng.

Các giai đoạn của sa trực tràng

Thông thường, sa trực tràng được chia thành 2 giai đoạn chính:

Sa trực tràng mới:

Trong trường hợp này, trực tràng thường bị sa khi áp lực trong ổ bụng cao, ví dụ như khi người bệnh khó đi ngoài phải rặn nhiều. Lúc nãy, người bệnh có thể ấn trực tràng vào trong dễ dàng.

 Sa trực tràng muộn:

Trực tràng ngày càng sa xuống nhiều, sa xuống xong không thể co lên được, khu vực sa bị chảy máu, phù nề. Trường hợp nặng, có thể xuất hiện các nghẽn lưu thông máu, thâm tím.



Sa trực tràng thường khiến niêm mạc ruột bị trầy xước và gây ra các ổ viêm chảy máu, lở loét. Khối sa nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ kẹt lại, cùng với sự co bóp của hậu môn dễ bị viêm nhiễm, tấy đỏ, phù nề lâu dài. Thông thường bệnh này thường gây táo bón và đại tiện ra máu.

Biến chứng của bệnh sa trực tràng

Chảy máu:

Hiện tượng này là niêm mạc ruột đã có vấn đề, gây chảy máu lẫn nhầy trong phân. Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý xem máu đó có phải là do trĩ độ 1 gây ra không.

Viêm loét trực tràng:

Tổn thương lâu ngày, cộng thêm cơ địa hậu môn nhiều vi khuẩn tiếp xúc với trực tràng bị sa gây đến viêm nhiễm, lở loét.


Thắt nghẹt:

Trực tràng sa xuống, theo áp lực của hậu môn không co lên được liền bị kẹt ở ống hậu môn, rất nguy hiểm.

Tắc ruột:

Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm vì có ruột non cùng rơi xuống theo trực tràng.



Vỡ trực tràng:

Do trực tràng bị lòi ra ngoài nên là điểm dễ tổn thương, nếu có tác động mạnh có thể gây vỡ.

Sa tử cung/âm đạo:

Sa trực tràng lâu ngày dễ kéo theo cả các khu vực nhạy cảm ở nữ giới.

Thoát vị đáy chậu

Căn bệnh này về cơ bản cũng có những nguy cơ và nguyên nhân giống các bệnh như trĩ và táo bón. Bệnh xuất hiện trên những người thường có tiền sử bệnh đại tràng như viêm đại tràng co thắt, lười uống nước, ngồi nhiều, ít vận động, táo bón lâu năm. Bệnh này chủ yếu chỉ có thể điều trị ngoại khoa, rất đau đớn và khó khăn.

Vậy nên để cải thiện và phòng ngừa bệnh, mọi người nên có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, tránh để táo bón, viêm họng lâu ngày, dễ tạo áp lực trong cơ bụng gây sa trực tràng.

Phòng ngừa bệnh sa trực tràng

Tránh táo bón thời gian dài: Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung chất xơ, ăn ít đồ ăn nóng, dầu mỡ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống thường đủ để cải thiện sa niêm mạc trực tràng (sa một phần).

Chữa tiêu chảy kéo dài.

Không rặn nhiều trong suốt quá trình đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh để tránh gây áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com

website: phongkhamhungthinh.com

Sunday, July 9, 2017

Triệu chứng nhận biết và một số lưu ý khi bị viêm trực tràng


Viêm trực tràng là một bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người cao tuổi và có thỏi quen uống rượu bia hàng ngày. Vậy nhận biết bệnh như thế nào, khi bị viêm trực tràng cần chú ý những gì? Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nhận biết viêm trực tràng

Tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm trực tràng

Có thể nói triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm trực tràng chính là tiêu chảy, người bệnh sẽ bị đi cầu nhiều lần trong ngày tùy theo từng mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ khoảng vài lần mỗi ngày nhưng bệnh nặng thì số lần đi cần trong ngày có khi tăng lên tới trên 10 lần.

Mỗi lần đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy phân ra thường ở dạng lỏng đôi khi còn có lẫn cả máu, nhưng cũng có trường hợp có thể là phân mềm, nát kèm theo dịch nhày, một số trường hợp khác có khi trong phân còn lẫn cả mủ như kiết lỵ. Người bệnh thường sẽ bị tiêu chảy vào buổi sáng sớm khi thức dậy và sau khi ăn khiến cho cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

Một số triệu chứng bệnh viêm trực tràng thường gặpTiêu chảy ra triệu chứng điển hình của bệnh viêm trực tràng



Cảm giác đau chướng bụng

Đa phần người bệnh viêm trực tràng sẽ có cảm giác đau chướng vùng bụng dưới trước khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Sau mỗi lần đi đại tiện thì cảm giác này có giảm đi đôi chút. Đặc trưng của triệu chứng viêm trực tràng này chính là người bệnh thường xuyên có cảm giác chướng bụng, đau bụng theo chu kỳ, có thể đau ở hạ sườn bên trái hoặc bên trái thắt lưng và thường là đau bụng âm ỉ kéo dài.

Đại tiện ra máu là một biểu hiện của bệnh viêm trực tràng

Bên cạnh các triệu chứng như tiêu chảy, đau chứng bụng thì đi ngoài ra máu cũng là triệu chứng của bệnh viêm trực tràng mà người bệnh nên chú ý. Với những bệnh nhân mới phát bệnh thì khi đại tiện sẽ thấy có một ít dịch máu lẫn trong phân, lượng máu ra sẽ tăng dần theo thời gian và mức độ phát triển của bệnh

Trường hợp bệnh nặng thì không chỉ ra một chút máu mà người bệnh sẽ bị đại tiện ra máu tươi, máu có thể chảy thành từng giọt, thậm chí thành từng tia gây choáng váng do mất máu nhiều.

Một số triệu chứng bệnh viêm trực tràng thường gặpĐi ngoài ra máu cũng là triệu chứng của bệnh viêm trực tràng


Triệu chứng viêm trực tràng khác

Ngoài những triệu chứng ở trên, người bị viêm trực tràng có có một số biểu hiện khác như căng trướng vùng bụng trên, cảm giác chán ăn, nhiều khi còn bị buồn nôn, nôn, đầy hơi ợ chua,…khiến sức khỏe ngày càng suy yếu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tiến trình công việc và giảm sút chất lượng cuộc sống.

Một số lưu ý khi bị viêm trực tràng

Dù là điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật thì trong quá trình điều trị bệnh viêm trực tràng bệnh nhân cần phải chú ý:



Ø Cần phải điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày. Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ thường có trong rau bắp cải, cà rốt, súp lơ, xu hào,… Không ăn những gia vị cay, không ăn đồ nóng quá hoặc lạnh quá.
Ø Ăn nhiều đồ ăn nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa như: khoai lang, rau dền, canh mồng tơi, bí đỏ… Đây là những đồ ăn hỗ trợ điều trị bệnh viêm trực tràng hiệu quả hơn.
Ø Hàng ngày cần uống 2 -2.5 lít nước giúp giảm tình trạng táo bón có tác động rất tốt đến quá trình điều trị bệnh viêm trực tràng. Không nên uống đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… và những đồ uống có ga.
Ø Nếu bạn bị táo bón cần phải tìm biện pháp ngăn chặn ngay. Nếu không tự điều trị được bạn có thể nhờ bác sĩ can thiệp. Không được để tình trạng táo bón diễn ra lâu sẽ làm trực tràng bị viêm nhiễm nặng hơn.
Ø Tập thể dục thể thao hàng ngày vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm trực tràng rất tốt, bệnh nhân nên biết và tập luyện thường xuyên

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com

website: phongkhamhungthinh.com

Wednesday, June 28, 2017

Đại tiện ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?

Đại tiện ra máu là loại bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh vùng hậu môn khác vì những triệu chứng của chúng gần như là giống nhau. Vậy bệnh đại tiện ra máu tươi là gì? Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đi đại tiện ra máu là hiện tượng đi đại tiện có kèm theo máu tươi chảy ra, lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể rất ít đôi khi chỉ cần thấm vào giấy vệ sinh hoặc cũng có thể chảy từng giọt thậm chí thành các tia máu kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn tùy theo từng giai đoạn bệnh và từng loại bệnh.

Đại tiện ra máu có thể không kèm theo triệu chứng nào khác và nhiều người chủ quan cho rằng chỉ là “nóng trong”, bốc hỏa thông thường. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể bị đau bụng, nôn mửa, khó thở, tiêu chảy, đánh trống ngực, ngất xỉu hoặc giảm cân, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của sự chảy máu.

Những bệnh thường gặp gây đại tiện ra máu


Đại tiện ra máu là biểu hiện phổ biến nhất khi bị trĩ với dấu hiệu đặc trưng là đại tiện ra máu tươi, ra sau phân. Ban đầu máu chảy kín đáo, về sau chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Nếu để bệnh nặng hơn, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.

Bệnh trĩ (còn gọi là lòi dom theo dân gian) là bệnh được tạo thành do sự giãn quá mức các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn gây viêm, sưng hoặc xung huyết (chảy máu). Đây là căn bệnh rất phổ biến (tỷ lệ mắc trung bình ở Việt Nam là 30 - 50%), đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn.

Tuy trĩ không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.



Nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn: Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh, khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn và đau lưng, kể cả khi không đại tiện.


Bệnh nhân đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt, đôi khi thành tia, có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài. Bệnh có thể chẩn đoán qua soi trực tràng hoặc đại tràng, điều trị bằng phẫu thuật nội soi.


Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể chẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.


Ung thư trực tràng:

Thường gặp ở người già, người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi và lẫn trong phân. Thăm và soi trực tràng thấy khối u, thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.

Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo:

Người bệnh đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu đen hoặc tươi.

Xuất huyết đường tiêu hóa:

Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đại tiện ra máu, thường là phân đen với mùi đặc trưng.



Phòng tránh đại tiện ra máu

Để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu (đặc biệt là do bệnh trĩ), cần chú ý những nguyên tắc sau:

Ăn uống khoa học:

Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít thịt, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón như: chọn rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như: chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt… Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để tránh táo bón. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu) sẽ khiến các búi trĩ phát triển nhanh hơn.

Không nhịn đi đại tiện:

Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tránh rặn nhiều gây tổn thương cho hậu môn. Đi xong cần dùng nước ấm để vệ sinh, bệnh nhân đã có tiền sử mắc trĩ nên vệ sinh hậu môn 2 - 3 lần/ngày.

Hình thành thói quen vận động:

Tránh khuân vác quá nặng, không đứng hoặc ngồi lâu, tập thể dục hàng ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu, tốt nhất là đi bộ và yoga.

Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận:

Lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu hạn chế lưu thông khiến tình trạng trĩ nặng thêm.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com

website: phongkhamhungthinh.com