Saturday, August 26, 2017

Bệnh giang mai lây truyền qua con đường nào?


Bệnh giang mai là bệnh xã hội có lịch sử lâu đời (từ 400 năm trước). Bệnh giang mai càng ngày càng phổ biến mỗi năm số bệnh nhân bị nhiễm bệnh giang mai càng tăng. Cùng các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm con đường lây truyền bệnh giang mai và triệu chứng của nó qua các giai đoạn.

Con đường bệnh giang mai

Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh

Giống như các bệnh xã hội khác, con đường lây truyền bệnh giang mai nhanh nhất và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Dù quan hệ tình dục bằng con đường âm đạo, miệng hay hậu môn mà không có biện pháp bảo vệ đều có thể bị nhiễm bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai mà vẫn mang thai hay trong quá trình mang thai mà bị lây nhiễm bệnh giang mai thì có khả năng cao sẽ lây truyền sang thai nhi qua nước ối khiến đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh hay qua đường sinh nở truyền thống thai nhi cũng có thể nhiễm khuẩn trong quá trình trào đời.

Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh

Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Vì vậy nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua vết thương hở có chứa dịch hay máu của người bệnh cũng có thể lây nhiễm bệnh.



Lây qua đường máu

Nếu truyền máu của người bị bệnh giang mai bạn cũng sẽ bị nhiễm bệnh bổi xoắn khuẩn giang mai luôn trú ngụ trong máu người bệnh.

Ngoài ra, ôm hôn hay tiếp xúc thân mật với người bệnh hay dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn tắm...cũng có thể lây bệnh dù tỷ lệ này khá hiếm hoi.


Các triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Triệu chứng bệnh giai đoạn 1

·        Ở nam giới:

Săng giang mai thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục như quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn (thường gặp ở người có quan hệ tình dục đồng tính), bao quy đầu, bên trong khoang miệng, lưỡi, xung quanh môi..

·        Ở nữ giới:

Bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra âm thầm, kín đáo hơn. Săng giang mai ở nữ giới có thể xuất hiện ở nơi đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai, hoặc các bộ phận như cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi…



Triệu chứng bệnh giai đoạn 2

Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bệnh giang mai đi vào giai đoạn 2 với các biểu hiện như sau:

Cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi, tập trung nhiều nhất là vùng lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân... Nốt ban không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy.

Người bệnh cũng có thể có hiện tượng nổi mảng sần, vết phỏng, viêm loét trên bề mặt da. Các nốt này mang theo dịch và nước, rất dễ bị vỡ ra do cọ xát. Các biểu hiện này ít gặp hơn là hiện tượng nổi ban ở trên.

Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, họng đau, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, sụt cân, kém ăn. Ngoài người bệnh có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, rụng tóc, viêm giác mặc…

Bệnh giang mai giai đoạn 2 kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tuần sau đó các triệu chứng tiếp tục biến mất mà không cần điều trị.

Triệu chứng bệnh giai đoạn tiềm ẩn

Gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì trong thời kì này bệnh không có triệu chứng nào đặc trưng, các diễn biến tương đối âm thầm nên người bệnh không nghi ngờ mình đang mang bệnh. Khi này khuẩn giang mai đã đi vào máu của người bệnh nên muốn biết chính xác có mắc bệnh hay không, người bệnh cần phải đi làm xét nghiệm huyết thanh.

Thời kỳ đầu của giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh vẫn có thể lây truyền cho người khác nếu không có biện pháp phòng ngừa. Nếu không được điều trị bệnh giang mai sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối, cực kì nguy hiểm.



Triệu chứng bệnh giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh, xảy ra sau từ 3 đến 15 năm kế từ ngày đầu nhiễm khuẩn giang mai, thậm chí có những trường hợp đến tận vài chục năm bệnh mới diễn biến đến giai đoạn cuối.

Giang mai giai đoạn cuối cực kì nguy hiểm do không thể chữa khỏi triệt để, người bệnh có thể bị rơi vào các trường hợp như đột quỵ, động kinh, liệt người, hoại tử, phình động mạch chủ, mù lòa, điếc, thần kinh…thậm chí có thể khiến người bệnh bị tử vong.

Ở thời kì này khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các tổ chức khu trú của cơ thể người, gây ra 3 loại giang mai chính là:

Giang mai thần kinh: Khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây ra những tổn thương ở thần kinh cho cơ thể người.

Giang mai tim mạch: Xảy ra muộn sau từ 10 đến 30 năm, biến chứng hay gặp nhất là phình động mạch. giang mai tim mạch là căn bệnh nguy hiểm nhất.

Củ giang mai: Xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi..

Bệnh giang mai giai đoạn cuối không còn khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com
website: phongkhamhungthinh.com


Friday, August 11, 2017

Những điều cần biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ

Sa trực tràng là bệnh lý hậu môn – trực tràng mà biểu hiện của nó là có khối sa ra khỏi ống hậu môn. Bệnh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy các mẹ cần biết gì về bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây.

Các dạng sa trực tràng thường gặp ở trẻ

Sa trực tràng là bệnh phổ biến ở phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp chủ yếu ở trẻ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi. Với 3 dạng phổ biến như sau:

Sa lớp niêm mạc: Biểu hiện là các lớp niêm mạc (màng nhầy) của trưc tràng bị tổn thương và trồi ra ngoài hậu môn. Dạng này thường phố biến ở trẻ dưới 2 tuổi.

Lồng ruột (sa nội bộ): Là một phần của thành ruột hoặc trực tràng trượt sang phần khác, tạo thành một phần gấp khúc gây cản trở việc di chuyển thức ăn và phân, dẫn đến tắc nghẽn ruột. Lồng ruột chủ yếu gặp ở trẻ em.

Sa toàn bộ: Ở dạng này trực tràng sẽ lòi ra khỏi hậu môn khi người bệnh đại tiện. Bệnh chuyển biến nặng, trực tràng có thể lòi ra ngoài ngay cả khi người bệnh đứng hoặc đi bộ bình thường.





Nguyên nhân sa trực tràng là gì?

Mỗi dạng sa trực tràng khác nhau lại có những nguyên nhân đi kèm khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sa trực trạng có những nguyên nhân phổ biển sau:                  

Trẻ bị xơ nang:

Xơ nang là bệnh liên quan đến hệ bài tiết của trẻ, bệnh thường di truyền từ cha mẹ sang con. Xơ nang ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng của bé, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu trẻ bị sa trực tràng không rõ nguyên nhân thì có thể trẻ đang bị xơ nang.

Trẻ phẫu thuật hậu môn:

Với những trẻ phải tiến hành phẫu thuật hậu môn cũng dễ bị sa trực tràng. Nguyên nhân là sẹo sau phẫu thuật hậu môn gây cản trở cho việc co bóp của trực tràng, dẫn đến ruột bị chèn ép, co giúm lại.


Trẻ bị táo bón lâu ngày:

Với những trẻ bị táo bón lâu ngày, ruột bị ứ đọng phân, gây mất nước khiến cho việc đi đại tiện gặp khó khăn. Mỗi lần đi đại tiện trẻ phải dùng sức để rặn, thường xuyên phải rặn khi đi đại tiện sẽ tạo sức ép lên ruột già, khiến trực tràng có thể bị trượt khỏi vị trị, không bám được vào thành bụng sau nên bị lòi ra khỏi hậu môn.

Trẻ bị tiêu chảy và kiết lị kéo dài:

Tiêu chảy khiến trẻ phải đi vệ sinh nhiều lần, điều này cũng gây ảnh hưởng đến chức năng của trực tràng. Thông thường sa trực tràng thường xuất hiện sau khi bé điều trị bệnh tiêu chảy và kiết lị.

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, suy dinh dưỡng, bị di tật hoặc gặp các vấn đề khác về thể chất cũng dễ bị sa trực tràng.



Mẹ phải làm gì để phòng tránh sa trực tràng cho bé?

Theo các bác sĩ, sa trực tràng là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, việc phòng tránh bệnh cho bé là điều mà các bậc phu huynh nên làm. Để phòng tránh sa trực tràng cho bé mẹ cần thực hiện những điều sau:

Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn của bé:

Thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Nếu táo bón kéo dài sẽ dẫn đến sa trực tràng. Vì thế, mẹ cần tăng lượng chất xơ cho bữa ăn của bé mỗi ngày. Những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bé có thể kể đến như: các loại rau lá màu xanh đậm ( bông cải xanh, rau cải bó xôi,…); chuối tiêu, lê, ngũ cốc, ….

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý:

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cơ thể thiếu sức đề kháng. Vì thế, trong khẩu phần ăn của bé mỗi ngày mẹ phải cân bằng được lượng đạm, đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.

Cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa theo định kỳ:

Việc thường xuyên cho trẻ đi khám bác sĩ theo định kỳ sẽ giúp tầm soát sớm các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ nhờ đó có thể phát hiện sớm sa trực tràng.

Để giúp bé phòng tránh rối loạn tiêu hóa mẹ có thể bổ sinh thêm men tiêu hóa giúp tăng lợi khuẩn đường ruột cho bé, giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com
website: phongkhamhungthinh.com