Thursday, July 13, 2017

Sa trực tràng có nguy hiểm không

Sa trực tràng là bệnh hậu môn trực tràng khá phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy ngày nay, số lượng bệnh nhân bị sa trực tràng ngày càng tăng. Bệnh nhân thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ, tuy nhiên bệnh sa trực tràng nguy hiểm hơn bệnh trĩ rất nhiều lần. Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chỉ ra những nguy hiểm của bệnh sa trực tràng.

Các giai đoạn của sa trực tràng

Thông thường, sa trực tràng được chia thành 2 giai đoạn chính:

Sa trực tràng mới:

Trong trường hợp này, trực tràng thường bị sa khi áp lực trong ổ bụng cao, ví dụ như khi người bệnh khó đi ngoài phải rặn nhiều. Lúc nãy, người bệnh có thể ấn trực tràng vào trong dễ dàng.

 Sa trực tràng muộn:

Trực tràng ngày càng sa xuống nhiều, sa xuống xong không thể co lên được, khu vực sa bị chảy máu, phù nề. Trường hợp nặng, có thể xuất hiện các nghẽn lưu thông máu, thâm tím.



Sa trực tràng thường khiến niêm mạc ruột bị trầy xước và gây ra các ổ viêm chảy máu, lở loét. Khối sa nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ kẹt lại, cùng với sự co bóp của hậu môn dễ bị viêm nhiễm, tấy đỏ, phù nề lâu dài. Thông thường bệnh này thường gây táo bón và đại tiện ra máu.

Biến chứng của bệnh sa trực tràng

Chảy máu:

Hiện tượng này là niêm mạc ruột đã có vấn đề, gây chảy máu lẫn nhầy trong phân. Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý xem máu đó có phải là do trĩ độ 1 gây ra không.

Viêm loét trực tràng:

Tổn thương lâu ngày, cộng thêm cơ địa hậu môn nhiều vi khuẩn tiếp xúc với trực tràng bị sa gây đến viêm nhiễm, lở loét.


Thắt nghẹt:

Trực tràng sa xuống, theo áp lực của hậu môn không co lên được liền bị kẹt ở ống hậu môn, rất nguy hiểm.

Tắc ruột:

Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm vì có ruột non cùng rơi xuống theo trực tràng.



Vỡ trực tràng:

Do trực tràng bị lòi ra ngoài nên là điểm dễ tổn thương, nếu có tác động mạnh có thể gây vỡ.

Sa tử cung/âm đạo:

Sa trực tràng lâu ngày dễ kéo theo cả các khu vực nhạy cảm ở nữ giới.

Thoát vị đáy chậu

Căn bệnh này về cơ bản cũng có những nguy cơ và nguyên nhân giống các bệnh như trĩ và táo bón. Bệnh xuất hiện trên những người thường có tiền sử bệnh đại tràng như viêm đại tràng co thắt, lười uống nước, ngồi nhiều, ít vận động, táo bón lâu năm. Bệnh này chủ yếu chỉ có thể điều trị ngoại khoa, rất đau đớn và khó khăn.

Vậy nên để cải thiện và phòng ngừa bệnh, mọi người nên có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, tránh để táo bón, viêm họng lâu ngày, dễ tạo áp lực trong cơ bụng gây sa trực tràng.

Phòng ngừa bệnh sa trực tràng

Tránh táo bón thời gian dài: Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung chất xơ, ăn ít đồ ăn nóng, dầu mỡ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống thường đủ để cải thiện sa niêm mạc trực tràng (sa một phần).

Chữa tiêu chảy kéo dài.

Không rặn nhiều trong suốt quá trình đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh để tránh gây áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội
Liên hê: 0961021115-0961021116
Email: dakhoa@phongkhamhungthinh.com

website: phongkhamhungthinh.com

No comments:

Post a Comment